Top 8 chất liệu may rèm cửa HOT nhất 2021

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại vải để may rèm. Để chọn được một loại chất liệu vải phù hợp với sở thích, với kiểu rèm bạn đã chọn, lại đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ, quả thật là không dễ dàng. Dưới đây là những chia sẻ của Rèm Tốt nhằm giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết trước khi chọn chất liệu cho vải rèm.

 

1. Vải Cotton

Cotton là loại vải may rèm khá phổ biến, được người xưa sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Vải cotton là loại vải được kết hợp từ nguyên liệu thiên nhiên và hóa chất nhân tạo. Chính sự kết hợp này đã làm cho loại vải này nhẹ, bền mà chắc.

Khi lên rèm cửa thì loại vải này khá hợp với các ô cửa có diện tích rộng, khung cửa cao.

 

2. Vải Lụa

Từ xa xưa vải lụa đã là một loại cực phẩm trong đời sống hàng ngày. Lụa là một chất liệu vải thường được dùng để may quần áo, chăn ga gối hay may những mẫu rèm cửa cao cấp, sang trọng.

Vải lụa là loại vải được làm từ tơ tằm, rất trơn và mỏng. Vải rèm lụa cũng được ưa thích khá nhiều bởi chất óng ánh đặc trưng do cấu trúc các sợi vải. Rèm cửa làm bằng vải lụa mang đến không gian sống của bạn vẻ hiện đại, sang trọng và đẳng cấp.

 

 3. Vải Voan

Voan là chất liệu vải mỏng, nhẹ và thường được sử dụng để may rèm vải 2 lớp. Khi may rèm người ta thường lựa chọn mẫu vải voan màu sắc nhạt, sáng để dễ dàng kết hợp với chất liệu vải dày.

Vải voan thực chất là 1 loại vải có nguồn gốc từ sợi nhân tạo, mang lại độ mềm mại, nhẹ nhàng và cảm giác bay bổng khi được dùng may rèm. Sử dụng rèm cửa bằng vải voan bạn vừa có thể chắn bụi, côn trùng từ bên ngoài, lại vừa có thể nhận được ánh sáng tự nhiên vào trong phòng.

Vẻ mỏng manh của chất liệu vải voan mang đến vẻ lãng mạn, nhẹ nhàng, thơ mộng cho căn phòng.

 

4. Vải Nhung

Vải nhung là một chất liệu sang trọng, mịn, mượt, xốp, dày có thể giữ ấm như len nhưng mềm mại và quý phái. Rèm cửa sổ bằng vải nhung thích hợp với những căn phòng rộng lớn, thiết kế theo phong cách cổ điển, sang trọng.

Từ xa xưa vải nhung đã được sử dụng cho những bộ rèm cửa đẹp trong cung điện, nơi sang trọng. Với hiện tại rèm vải nhung được sử dụng trang trí cho các hội trường, rạp hát, sân khấu và may các bộ rèm nữ hoàng cho các ngôi biệt thự cổ điển. Và kể cả ở nhà riêng thì nó vẫn được ứng dụng rất nhiều. Khi sờ vào vải nhung sẽ thấy mềm mịn khá thích, nó giúp mang đến nét đẹp cổ điển, trang trọng.

 

5. Vải Lanh

Lanh nặng hơn một chút so với cotton, trong khi vẫn duy trì sự rung cảm dễ dàng, giản dị. Rèm vải lanh là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn khung cửa nhà mình vừa có nét tinh tế riêng khi thả rèm xuống, vừa tận hưởng được ánh sáng tự nhiên. Vải lanh làm từ cây lanh – chất liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

 

6. Vải bố

Vải bố hay còn gọi là vải canvas. Đây là một loại vải dày, thường được dệt từ bông hoặc lanh. Trước đây, vải bố thường được sử dụng để may cặp, balo, bọc ghế sofa. Nhưng những năm gần đây lại trở thành một trong các loại vải may rèm cửa cực hot.

Vải bố là tên gọi khác của vải canvas một cái tên có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 13 để nói về một loại vải dệt thô thời cổ thường dùng cây gai. Loại vải này dày, thường là vải trơn, không có hoa văn, nhưng màu sắc đa dạng, có nhiều màu sắc từ màu nhạt đến màu mạnh. Mặt vải thô sần sùi không bóng mịn như lụa tơ tằm.

Vì vậy khi làm rèm cửa cho phòng khach bằng vải bố rất thích hợp với các không gian hiện đại, những ngôi biệt thự theo kiểu phương tây, đơn giản trong đường nét thiết kế. Trong nội thất vải bố đem lại cách trang trí tối giản, mang nét đặc thù riêng.

7. Vải tổng hợp Polyester

Polyester là một loại được tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Được phát triển bởi các nhà khoa hoc và thế kỷ XX , sợi vải polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu. Hầu như các loại vải may rèm trên thị trường hiện nay vải Polyester chiếm phần lớn vì những ưu điểm của nó.

Đây là một loại vải rất phổ biến để sử dụng cho màn rèm vì nó cực kỳ chắc chắn, bền, không dễ bị bay màu và giá cả phải chăng.

8. Vải Taffeta

Là loại vải dệt mịn từ tơ tằm hay từ sợi nhân tạo có độ cứng. Chính vì thế nó thường được sử dụng làm khăn trải bàn, hay gối trang trí.  Taffeta thường để làm vải phối ở đầu bộ rèm hay viền xung quanh.

Vải taffeta rất đa dạng về màu sắc nên dễ kết hợp với vải khách tạo thành một phong cách riêng. Do vải taffeta có độ phản chiếu ánh sáng mạnh khi làm rèm cửa dễ tạo ra một khung cảnh huyền ảo lung linh.

 

Hi vọng những tư liệu trên, Rèm Tốt sẽ giúp bạn chọn lựa được cho không gian của mình chất liệu rèm phù hợp để có được những bộ rèm ưng ý. Ngôi nhà, phòng làm việc, công ty của bạn sẽ trở nên ấm áp, sang trọng hơn nếu có những chiếc rèm cửa xinh đẹp, phù hợp với không gian và nhu cầu của người sử dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

🌐 RÈM TỐT HÀ NỘI
🏢 92 Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
💌 info@remtot.vn
☎️ 0243-9999-880

🌐RÈM TỐT HÀ NAM
🏢KM7 +200 Quốc lộ 1A
💌remtot-hanam@remtot.vn
☎️ 0986240798

🌐 RÈM TỐT BẮC NINH
🏢 Lô 4d Khu đô thị mới Thuận Thành, Bắc Ninh
💌 remtot-bn@remtot.vn
☎️ 037-8572717

 

Leave a comment